• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Chính sách

Chờ công nghiệp phụ trợ ô tô bứt phá

03/07/2025, 09:00

Sau 30 năm, tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn rất thấp. Việt Nam đang bước vào thời kỳ "ô tô hóa", nhất là kế hoạch phát triển xe điện của VinFast đang mở ra cơ hội rất lớn để lĩnh vực này bứt phá.

Doanh nghiệp nội khó tiếp cận chuỗi cung ứng

5 năm trở lại đây, các thương hiệu như VinFast, Thaco, Toyota, Hyundai, Ford... đều đẩy mạnh đầu tư nội địa hóa thông qua việc đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng.

Chờ công nghiệp phụ trợ ô tô bứt phá- Ảnh 1.

VinFast đặt tỷ lệ nội địa hóa lên tới 80% năm 2026, là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia, phát triển.

Dù vậy, theo Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), đến nay, tỷ lệ nội địa hóa ô tô phổ biến chỉ đạt 7 - 10%, một số dòng xe đạt từ 30 - 40%. Vì thế, mục tiêu đến 2030 đạt 1 triệu xe/năm và tỷ lệ nội địa hóa 60 - 70% là thách thức không nhỏ.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp trong nước đã sẵn sàng cho mục tiêu này nhưng lại khó tiếp cận chuỗi cung ứng của các "ông lớn" ngành xe. Ông Lê Xuân Hiệp, Phó tổng giám đốc CTCP Dụng cụ cơ khí xuất khẩu (EMTC) - doanh nghiệp cung ứng linh kiện cho Honda và Toyota chia sẻ, hiện các doanh nghiệp phụ trợ trong nước chỉ được làm các chi tiết đơn giản, vật tư đều do hãng chỉ định, giá trị gia tăng thấp.

"Nếu không có chính sách yêu cầu các nhà lắp ráp nội địa hóa nhiều hơn, yêu cầu chuyển giao công nghệ thì chúng tôi khó có thể tham gia sâu hơn. Doanh nghiệp không phải không làm được nhưng có được làm hay không lại là vấn đề khác", ông Hiệp cho biết.

Khả năng cạnh tranh khiêm tốn

Trong khi đó, đại diện một doanh nghiệp ô tô FDI cho biết: "Theo đánh giá, các nhà cung cấp nước ngoài có năng lực, kinh nghiệm, vốn, kỹ năng quản trị, tuân thủ quy định quốc tế… đều hơn. Vì thế dù doanh nghiệp Việt Nam làm được nhưng để cạnh tranh với linh kiện nhập khẩu thì vẫn cần nỗ lực rất nhiều".

Theo ông Đào Công Quyết, Trưởng tiểu ban truyền thông, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam - VAMA, từ góc độ của ngành công nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.

"Ví dụ, số lượng nhà cung cấp của Việt Nam chưa đến 500, trong khi Thái Lan từ 800 - 900, Indonesia gần 3.000 nhà cung cấp. Thị trường sản xuất của họ cũng lớn hơn nhiều so với Việt Nam. Câu chuyện ở đây vẫn luẩn quẩn ở thị trường nhỏ, nhà cung cấp ít, khả năng cạnh tranh lại kém đi", ông Quyết lý giải.

Theo ông Quyết, công nghiệp ô tô được thiết kế chuẩn, sản xuất, lắp ráp phải tuân thủ quy trình, hàm chứa công nghệ trong đó rất nhiều nên không thể ngay một lúc nhà sản xuất có thể chọn đối tác trong nước cung cấp linh kiện.

"Họ cần có thời gian để đánh giá một cách có hệ thống. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách kết nối cho cả thị trường ô tô thì công nghiệp hỗ trợ mới có thể kết nối được", ông Quyết nói.

Ô tô điện VinFast đạt tỉ lệ nội địa hoá hơn 60%Ô tô điện VinFast đạt tỉ lệ nội địa hoá hơn 60%

VinFast đã xây dựng lộ trình nhằm nâng tỉ lệ nội địa hóa từ hơn 60% hiện nay lên 84% vào năm 2026 thông qua việc sản xuất và cung ứng trong nước.

Cơ hội để bứt phá

Gần đây nhất, VinFast tổ chức hội nghị về nội địa hóa, trải thảm đỏ mời 1.000 nhà cung cấp tại Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu của mình. VinFast đặt mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 80% vào năm 2026, sản lượng đạt 1 triệu xe vào năm 2030.

Để thu hút các nhà cung cấp, VinFast đưa ra nhiều chính sách, cam kết hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phụ trợ yên tâm tham gia vào chuỗi cung ứng của mình.

Theo ông Đào Công Quyết, thị trường Việt Nam đã bước vào giai đoạn ô tô hóa. Năm 2024, sản lượng xe của các doanh nghiệp thành viên VAMA đạt 386.000 xe, chiếm 80% toàn thị trường (480.000 xe). Doanh thu đạt 15 tỷ USD, chiếm 3% GDP, nộp ngân sách 8 tỷ USD.

Số lượng tiêu thụ ô tô trên 1.000 dân ở Việt Nam vẫn thấp. Hiện, con số này ở Việt Nam mới đạt 65 xe/1.000 dân so với Thái Lan đạt 280 xe/1.000 dân, Malaysia đạt 542 xe/1.000 dân.

"Dư địa phát triển thị trường ô tô Việt Nam còn rất lớn. Khi dung lượng thị trường lớn thì tất yếu, ngành công nghiệp hỗ trợ cũng sẽ phát triển", ông Quyết nhận định.

Đánh giá về cơ hội phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam từ kế hoạch của VinFast, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, kế hoạch phát triển của VinFast đối với cả ô tô điện, xe máy điện tại Việt Nam lẫn các thị trường nước ngoài, với tốc độ tăng trưởng cao, mở ra cơ hội rất lớn.

Đó là không gian để các doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có thể tiếp cận và liên kết với VinFast để định hình một ngành công nghiệp ô tô, không phải chỉ của VinFast mà là của Việt Nam đúng nghĩa.

"Khi VinFast đặt mục tiêu sản lượng tăng trưởng cao như vậy, chắc hẳn đã tính đến triển vọng liên kết với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của mình rồi. Vì vậy cơ hội cho các doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cũng được bảo đảm", ông Thiên đánh giá.

Đại diện Bộ Công thương cho biết, đang sửa đổi Nghị định 111/2015 về công nghiệp hỗ trợ, đề xuất các chính sách thuế, đất đai, tín dụng ưu đãi thiết thực hơn cho sản xuất linh kiện, cụm chi tiết trong nước, qua đó, tăng tỷ lệ nội địa hóa ô tô.

Bộ cũng đang thúc đẩy xây dựng Quy hoạch phát triển ngành cơ khí - ô tô quốc gia đến 2035, tích hợp với các Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ công nghiệp tại Bắc - Trung - Nam nhằm tạo hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho sản xuất linh kiện và R&D.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.